Giá thép tại Trung Quốc đã rơi xuống vùng thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2020, cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản vẫn đang suy yếu.
Hiện tại, giá giao ngay của thép cây HRB400 20mm – được sử dụng để gia cố bê tông cho các tòa nhà và cơ sở hạ tầng đã giảm xuống 3.510 nhân dân tệ/tấn (508 USD/tấn). Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu ở Trung Quốc đã hạn chế hầu hết các hoạt động công nghiệp.
Trong khi đó, giá quặng sắt tại thị trường này cũng giảm xuống dưới 100 USD/tấn do lo ngại về nhu cầu nguyên liệu này khi tiêu thụ thép đang trì trệ. Cụ thể, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc kết thúc phiên thứ 25/5 ở mức 682,5 nhân dân tệ/tấn (98,74 USD/tấn), trong khi quặng sắt hàm lượng 62% Fe nhập khẩu vào miền Bắc Trung Quốc ở mức 97,83 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 11.
“Tình hình của Trung Quốc khá tồi tệ. Triển vọng nhu cầu thép đã xấu hơn so với ba tháng trước”, Takahiro Mori, phó chủ tịch điều hành của Japan’s Nippon Steel Corp cho biết.
Được biết, thị trường bất động sản và hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ thép của Trung Quốc. Tuy nhiên, các chương trình kích thích đầu tư cơ sở hạ tầng đã chậm lại, trong khi thị trường bất động sản cũng đang tăng trưởng chậm.
Các nhà phân tích tại Huatai Futures cho biết nhu cầu thép của Trung Quốc trong tháng 4/2023 giảm 3,4%, trái với mức tăng 8,7% trong tháng 3. Họ cho biết nhu cầu trong tháng 5 đã giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia cho thấy đầu tư vào bất động sản, lĩnh vực sử dụng thép nhiều nhất, đã giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong 4 tháng đầu năm, nghiêm trọng hơn so với mức giảm 5,8% trong giai đoạn từ tháng 1 đến 3.
Theo đó, nhu cầu yếu từ thị trường bất động sản đã gây áp lực lên các nhà máy thép tại nước và tình hình khó cải thiện cho đến tháng 9 năm nay.
Trong khi đó, Phó chủ tịch Takahiro Mori của Nippon Steel cho biết triển vọng thậm chí có thể ảm đạm hơn thế.
“Nhu cầu thép có thể vẫn yếu ít nhất trong năm nay hoặc năm tài chính này (đến ngày 31 tháng 3 năm 2024). Do đó, chúng tôi không kỳ vọng thị trường sẽ cải thiện nhanh chóng”, ông nói.
Tại thị trường Việt Nam, giá thép vừa được các nhà sản xuất trong nước điều chỉnh giảm lần thứ 8 liên tiếp, về dưới mức 15 triệu đồng/tấn.
Cụ thể, so với lần điều chỉnh giảm vào ngày 25/5, thương hiệu Thép Hòa Phát tại miền Bắc giảm thêm 200.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, xuống 14,89 triệu đồng/tấn. Còn thép cuộn CB240 vẫn được giữ nguyên ở mức giá 14,7 triệu đồng/tấn.
Tại miền Trung, nhà sản xuất này giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300, giá còn 14,75 triệu đồng/tấn; thép cuộn CB240 được giữ ở mức giá 14,39 triệu đồng/tấn. Tại miền Nam, Hòa Phát điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, về mức giá lần lượt là 14,72 triệu đồng/tấn và 14,85 triệu đồng/tấn.
Lý giải nguyên nhân giá thép liên tục phải điều chỉnh giảm, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho rằng, để kích cầu tiêu thụ nên các doanh nghiệp trong ngành buộc phải giảm giá chung với đà giảm của thế giới.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam chia sẻ: “Nhu cầu tại các thị trường lớn của xuất khẩu thép Việt Nam như EU, Mỹ cũng được đánh giá kém tích cực khi mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao. Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái”.
Tương tự, nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng tiếp tục suy yếu dù giá liên tục giảm. Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam, tính chung 4 tháng đầu năm 2023, tiêu thụ thép thành phẩm chỉ đạt hơn 8,1 triệu tấn, giảm hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Khi bước vào quý 3/2023, với hàng loạt các biện pháp nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn trên thị trường bất động sản, lãi suất trong nước hạ nhiệt tạo điều kiện cho việc thúc đẩy đầu tư giai đoạn nửa cuối năm, bức tranh tiêu thụ sẽ bớt ảm đạm hơn”, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam nhận định.
>>Xem thêm: Tấm lợp – Sandwich panel Phú Sơn – Javta
Công ty TNHH Công nghệ Công nghiệp Phú Sơn sản xuất “Panel, Tấm lợp và Tấm cách nhiệt” mang thương hiệu JAVTA, INNOVA, SUMO. Sản phẩm đã cung cấp ra thị trường được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu trên dây chuyền nhập khẩu tiên tiến, hiện đại và đồng bộ.
Sản phẩm thương hiệu JAVTA gồm:
– Panel PU, PIR, Glasswool, Rockwool, EPS tường trong Javta
– Panel PU, PIR, Glasswool, Rockwool, EPS tường ngoài Javta
– Tấm cách nhiệt Javta
– Tấm lợp PU 2 sóng KLipLock Javta
– Tấm lợp PU, PUR, Glasswool, Rockwool, EPS 5 sóng Javta
– Tấm lợp SeamLock Javta
– Phụ kiện tôn lợp – Phụ kiện Panel PU