Áp dụng tiêu chuẩn GMP trong sản xuất thực phẩm chức năng

thuc pham chuc nang 1

GMP là một trong 5 tiêu chuẩn đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhằm đảm bảo chất lượng thuốc. Áp dụng tiêu chuẩn GMP trong sản xuất thực phẩm chức năng là phương pháp đảm bảo chất lượng khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm loại trừ và giảm thiểu các sai sót, nhiễm bẩn hoặc lẫn tạp chất. Áp dụng tiêu chuẩn GMP vào trong sản xuất thực phẩm chức năng là cần thiết. Vậy tiêu chuẩn GMP quan trọng như thế nào trong việc sản xuất thực phẩm chức năng, hãy cùng đi tìm hiểu nhé.

Các yêu cầu trong tiêu chuẩn GMP đối với sản xuất TPCN

Nhà xưởng và phương tiện chế biến

Theo tiêu chuẩn GMP, khu nhà xưởng và các phương tiện phục vụ việc chế biến sản phẩm phải được thiết kế, lắp đặt theo đúng trình tự dây chuyền công nghệ sản xuất. Nhà xưởng phải được phân thành các khu chức năng khác nhau: khu chứa nguyên liệu, khu chế biến, khu đóng gói, khu bảo quản,…Những quy định này nhằm không gây lẫn lộn giữa sản phẩm thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu; giữa bao bì, phế liệu, hóa chất với sản phẩm.

Điều kiện vệ sinh

Không gian nhà xưởng, các thiết bị-dụng cụ phục vụ sản xuất, các phương tiện vật chất phải đảm bảo điều kiện vệ sinh tiêu chuẩn. bên cạnh đó, hệ thống cấp-thoát nước, các bề mặt trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, phụ phẩm, chất thải…phải hoạt động tốt và đáp ứng yêu cầu vệ sinh cơ bản.

Quá trình chế biến

Các doanh nghiệp sản xuất phải có những biện pháp cụ thể để kiểm soát chất lượng nguyên liệu, quá trình chế biến; giám sát các hoạt động vệ sinh; triển khai các biện pháp phòng ngừa nguy cơ nhiễm bẩn; thử nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, hóa học ở các công đoạn cần thiết để xác định nguy cơ lây nhiễm.

Sức khỏe người lao động

Các đơn vị sản xuất phải triển khai các chương trình khám sức khỏe định kỳ cho người lao động để chủ động phát hiện, hỗ trợ điều trị và cách ly những lao động mắc căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây sang sản phẩm, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Những lao động trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm trang bị trang phục bảo hộ và tuân thủ các quy định an toan vệ sinh.

Bảo quản và phân phối sản phẩm

Theo tiêu chuẩn GMP, khâu bảo quản, phân phối sản phẩm cũng cần phải tránh các tác nhân lý, hóa, sinh( môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng)…làm phân hủy, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

4 lý do phải áp dụng tiêu chuẩn GMP trong sản xuất thực phẩm chức năng

thuc pham chuc nang 3

GMP là công cụ để bảo đảm sản xuất TPCN an toàn

GMP thực sự là một công cụ có hiệu quả để đảm bảo an toàn thực phẩm( ATTP), có khả năng ngăn ngừa một cách chủ động nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, tạo ra các sản phẩm an toàn cho người sử dụng. GMP là quy phạm sản xuất, tức là các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ ở từng công đoạn hoặc một phần công đoạn cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm , từ khâu tiếp nhận nguyên liệu cho đến thành phẩm cuối cùng.

Xem thêm: Kiểm soát ô nhiễm trong phòng sạch!

Đáp ứng xu thế quản lý ATTP trên thế giới

Để có thể “ lấn sân” sang thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải luôn cập nhạt các xu thế mới và không được phép tụt hậu. Xu thế quản lý ATTP đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu có các đặc điểm chính sau:

– Chuyển từ kiểm tra thành phần sang kiểm soát quá trình.Sản phẩm TPCN muốn tốt thì phải chuẩn hóa từ khâu lựa chọn nguyên liệu,sản xuất,…

– Chuyển từ kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sang kiểm soát các yếu tố tác động tới chất lượng trong quá trình sản xuất.

– Chuyển từ loại bỏ thụ động các sản phẩm sai lỗi sang phòng ngừa chủ động và toàn diện các nguy cơ gây sai lỗi.

– Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau.

Đáp ứng yêu cầu của tiến trình hòa nhập và đòi hỏi của thị trường.

Các nước gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới( WTO) cũng như tham gia các tổ chức, Hiệp định, Liên minh quốc tế( ví dụ TPP-Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) đều phải chấp nhận sự hài hòa các quy định pháp luật cũng như hài hòa các tiêu chuẩn.

Trong Luật TPCN và Giáo dục DSHEA 1994 của Mỹ- một trong những “ông lớn” trong ngành TPCN nhấn mạnh rằng: TPCN phải tuân thủ GMP hiện tại.

Luật TPCN của Hàn Quốc cũng khẳng định rằng: Thiết lập tiêu chuẩn GMP và áp dụng cho sản xuất TPCN.

Các nước khác như Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Malaysia, EU,… đều quy định áp dụng bắt buộc áp dụng GMP cho sản xuất TPCN và TPCN muốn nhập khẩu phải có chứng nhận GMP.

“ Điều đó chứng tỏ tuân thủ GMP là yêu cầu của toàn nhân loại”

Xuất phát từ thực trạng sản xuất TPCN trong nước

Hoạt động sản xuất TPCN ở Việt Nam đang bùng nổ mất kiểm soát. Bằng chứng là trong năm 2000, nước ta mới chỉ có 13 cơ sở sản xuất với 63 sản phẩm TPCN. Năm 2013, số cơ sở sản xuất đã tăng lên 3.512 với 6.851 sản phẩm TPCN. Vậy mà đến năm nay, Bộ Y tế vẫn chưa ban hàng được một tiêu chuẩn nào về TPCN. Các văn bản quản lý chưa đầy đủ và còn quá nhiều khiếm khuyết.

thuc pham chuc nang 1

Thêm vào đó, nguy cơ mất an toàn về sản xuất TPCN trong nước đang bộ lộ rất trầm trọng: Thiếu quy định phù hợp về điều kiện nguồn nguyên liệu( GAP), điều kiện để sản phẩm được lưu hành, quy định về thành phần được phép sử dung/ thành phần cấm cũng như quy định đánh giá chất lượng, tính an toàn , tính hiệu quả…Thực trạng này cho thấy GMP là cần thiết và thực sự cấp bách lúc này.

GMP TPCN còn là công cụ để:

– Sàng lọc, loại bỏ các cơ sở sản xuất TPCN không đủ điều kiện,

– Giảm thiểu hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lương.

– Xây dựng ngành TPCN ở Việt Nam thành một ngành kinh tế- y tế, phát triển bền vững, lành mạnh vì sức khỏe của người tiêu dùng.

Đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng, ngành công nghiệp thực phẩm và cả chính phủ.

Áp dụng GMP TPCN sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó, lợi ích lớn nhất là khẳng định chất lượng và tạo dựng niềm tin, thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.Đó là cơ sở để đưa TPCN thương hiệu Việt vươn tầm thế giới. Khi dó, người tiêu dùng không chỉ được sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng mà còn tăng nhận thức về vệ sinh cơ bản, thêm tin tưởng vào hành Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, áp dụng GMP TPCN giúp tăng số lượng người tiêu dùng,tăng độ tin cậy của chính phủ; Đảm bảo giá cả; Tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị; Giảm chi phí cho sản phẩm hỏng và thu hồi; Cải thiện quá trình sản xuất và môi trường; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm và tăng cơ hội kinh doanh, hội nhập.

Đối với chính phủ, áp dụng GMP TPCN giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng; Nâng cao hiệu quả và kiểm soát An toàn thực phẩm; giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng; Tạo điều kiện cho phát triển thương mại của đất nước và tăng lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm cũng như góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Sản phẩm Panel và Tấm lợp PIR, PU, EPS, XPS, Glasswool, Rockwool thương hiệu Javta được chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng tốt, thông số kỹ thuật đầy đủ, cung cấp đúng tiến độ giúp nhà thầu hoàn thành thi công Công trình đúng thời gian dự kiến. Mọi thông tin về sản phẩm và báo giá, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP PHÚ SƠN

 
Hotline: 0866.98.93.99

Zalo 24/7

 
0866989399