Bạn đang không biết Greenhouse Gases là gì? Vì sao Greenhouse Gases lại gây hại cho sức khỏe của con người. Đây là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực môi trường. Dưới đây sẽ là những lý giải chi tiết cho những ai đang tìm hiểu về vấn đề này!
1. Greenhouse Gases là gì?
Greenhouse Gases tên tiếng Việt có nghĩa là Khí nhà kính. Đây là những loại khí có khả năng hấp thụ các bước sóng dài (hay còn gọi là hồng ngoại) tổn tại trên bề mặt của Trái Đất. Khi Mặt trời chiếu xuống, các khí này sẽ hấp thụ và phân tán nhiệt lại trên bề mặt Trái đất, dẫn đến hiệu ứng nhà kính.
Những khí nhà kính có thể kể đến như:
– Hơi nước
– Cacbon đioxit (CO2)
– Metan (CH4)
– Đinitơ oxit hay nitrous oxide (N2O)
– Ozone (O3)
– Chlorofluorocarbons (CFCs)
– Hydrofluorocarbons (includes HCFCs and HFCs).
2. Ảnh hưởng của Greenhouse Gases tới sức khỏe và môi trường
Bạn đã biết Greenhouse Gases là gì rồi thì chắc hẳn phần nào cũng đã hình dung ra những tác hại mà khí nhà kính đang gây ra cho sức khỏe con người và môi trường. Có thể kể đến như:
– Nắng nóng
Nếu không có khí nhà kính, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất sẽ là khoảng −18 ° C (0 ° F), thay vì mức trung bình hiện tại là 15 ° C (59 ° F). Việc tăng lên của nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động không nhỏ tới sức khỏe của con người. Số ca tử vong do các bệnh lý về hô hấp và tim mạch ngày càng tăng cao, một phần là do nắng nóng thay đổi.
Vào ngày 20/4/2019, nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội ghi nhận được là 38, 9 độ. Đây là nhiệt độ cao nhất cùng thời điểm tháng 4 trong 100 năm qua. Hay mùa hè năm 2003, tại Châu Âu có hơn 70.000 ca tử vong do nhiệt độ không khí tăng cao.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh về da
Theo nghiên cứu, các chất khí gốc Clo, điển hình là chất CFCs và các chất clo với cacbon là nguyên nhân gây thủng tầng ozon, khiến con người tiếp xúc với các tia UV cường độ mạnh. Điều đó làm tăng tỷ lệ ung thư da, đục thủy tinh thể, suy giảm hệ thống miễn dịch.
– Xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan
Lũ lụt, thiên tai, bão táp ngày càng nhiều và cường độ ngày càng mạnh chính là hệ quả của khí nhà kính. Ngoài thiệt hại về của, những hiện tượng thời tiết cực đoan này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, tăng nguy cơ mắc bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, tả, tiêu chảy, thương hàn, tay chân miệng, viêm não do virus…
3. Các nguồn phát thải Greenhouse Gases (Khí nhà kính)
3.1. Giao thông vận tải
Các phương tiện giao thông chiếm 29% nguồn phát thải khí nhà kính trong năm 2019 là là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất hiện nay. Các khí thải này chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch cho ô tô, xe tải, tàu thủy, tàu hỏa và máy bay của chúng ta. Hơn 90% nhiên liệu được sử dụng cho giao thông vận tải là dầu mỏ, bao gồm chủ yếu là xăng và dầu diesel.
3.2. Sản xuất điện
Sản xuất điện tạo ra tỷ trọng phát thải khí nhà kính lớn thứ hai (25%). Khoảng 62% điện năng của chúng ta đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là than và khí đốt tự nhiên.
3.3. Công nghiệp
Phát thải khí nhà kính từ ngành công nghiệp chủ yếu đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch để làm năng lượng, cũng như phát thải khí nhà kính từ một số phản ứng hóa học cần thiết để sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu thô. Phát thải khí nhà kính từ công nghiệp chiếm 23% tỷ trọng.