Độ hút nước của vật liệu là khả năng hút và giữ nước của nó ở điều kiện thường và được xác định bằng cách ngâm mẫu vào trong nước có nhiệt độ 20 ± 0,5oC. Trong điều kiện đó nước chỉ có thể chui vào trong lỗ rỗng hở, do đó mà độ hút nước luôn luôn nhỏ hơn độ rỗng của vật liệu. Thí dụ độ rỗng của bê tông nhẹ có thể là 50 ÷ 60%, nhưng độ hút nước của nó chỉ đến 20 ÷ 30% thể tích.
Độ hút nước của VLXD?
Độ hút nước được xác định theo khối lượng và theo thể tích.
Độ hút nước theo khối lượng là tỷ số giữa khối lượng nước mà vật liệu hút vào với khối lượng vật liệu khô.
Độ hút nước theo khối lượng ký hiệu là HP (%) và xác định theo công thức:
HF = mn/mk x 100% = (mu – mk)/mk x 100%
Độ hút nước theo thể tích là tỷ số giữa thể tích nước mà vật liệu hút vào với thể tích tự nhiên của vật liệu.
Độ hút nước theo thể tích được ký hiệu là HV(%) và xác định theo công thức
HF = Vn/Vv x 100% hay W = (mư-mk)/(Vv x pn ) x100%
Trong đó :
mn, Vn : Khối lượng và thể tích nước mà vật liệu đã hút .
ρn: Khối lượng riêng của nước ρn = 1g/cm3
mư, mk: Khối lượng của vật liệu khi đã hút nước (ướt) và khi khô
Vv: Thể tích tự nhiên của vật liệu .
Mỗi quan hệ giữa HV và HP như sau: Hv /Hp = pv /pn hay Hv = Hp x pv /pn
ρv: khối lượng thể tích tiêu chuẩn).
Để xác định tỷ suất hút nước của vật liệu, ta lấy mẫu vật liệu đã sấy khô đem cân rồi ngâm vào nước. Tùy từng loại vật liệu mà thời gian ngâm nước khác nhau. Sau khi vật liệu hút no nước được vớt ra đem cân rồi xác định độ hút nước theo khối lượng hoặc theo thể tích bằng các công thức trên.
Độ hút nước được tạo thành khi ngâm trực tiếp vật liệu vào nước, do đó với cùng một mẫu vật liệu đem thí nghiệm thì độ hút nước sẽ lớn hơn độ ẩm.
Độ hút nước của vật liệu phụ thuộc vào độ rỗng, đặc tính của lỗ rỗng và thành phần của vật liệu.
Ví dụ: Độ hút nước theo khối lượng của đá granit 0,02 ÷ 0,7% của bê tông nặng 2 ÷ 4% của gạch đất sét 8 ÷ 20%.
Khi độ hút nước tăng lên sẽ làm cho thể tích của một số vật liệu tăng và khả năng thu nhiệt tăng nhưng cường độ chịu lực và khả năng cách nhiệt giảm đi.
Tỷ suất hút nước của Tấm cách nhiệt Javta
>>Xem thêm: Tấm cách nhiệt Javta ” PU CEMENT”
Được cấu tạo bởi 3 lớp ( Xi măng + PU + Xi măng) có cấu trúc ô kín không tan trong nước, độ hấp thụ nước và hơi nước thấp. Tỷ suất hút nước theo V của tấm cách nhiệt chỉ ~ 0,86% nên tự chống thấm cao, sử dụng tấm cách nhiệt giúp bảo vệ cho công trình không bị thấm nước phù hợp với khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều tại Việt Nam.
Tấm cách nhiệt có tác dụng rất tốt trong việc việc chống ẩm, chống thấm, chống nồm cho công trình.
>>Xem thêm: Tấm lợp – Sandwich panel Phú Sơn – Javta
Công ty TNHH Công nghệ Công nghiệp Phú Sơn sản xuất “Panel, Tấm lợp và Tấm cách nhiệt” mang thương hiệu JAVTA, INNOVA, SUMO. Sản phẩm đã cung cấp ra thị trường được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu trên dây chuyền nhập khẩu tiên tiến, hiện đại và đồng bộ.
Sản phẩm thương hiệu JAVTA gồm:
– Panel PU, PIR, Glasswool, Rockwool, EPS tường trong Javta
– Panel PU, PIR, Glasswool, Rockwool, EPS tường ngoài Javta
– Tấm cách nhiệt Javta
– Tấm lợp PU 2 sóng KLipLock Javta
– Tấm lợp PU, PUR, Glasswool, Rockwool, EPS 5 sóng Javta
– Tấm lợp SeamLock Javta
– Phụ kiện tôn lợp – Phụ kiện Panel PU