Thi công sàn phòng sạch là một trong những bước quan trọng và cần thiết để hoàn thành quá trình thi công phòng sạch. Phòng sạch muốn đảm bảo thì cần có một mặt sàn tốt. Tùy theo phân loại và mục đích sử dụng để chọn loại vật liệu cho phù hợp.Vậy sàn phòng sạch có những loại nào? Đặc điểm của từng loại sàn là như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Yêu cầu chi tiết đối với các loại sàn phòng sạch
Như đã đề cập đến ở phần trên, các loại sàn phòng sạch đạt tiêu chuẩn và đi vào hoạt động cần phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn. Cụ thể:
• Khả năng kháng khuẩn và nấm mốc cực tốt (do đặc thù hoạt động công việc)
• Đáp ứng tốt khả năng cách âm và cách nhiệt
• Đảm bảo độ bền và tuổi thọ cao, khả năng chống bám bụi tốt
• Dễ dàng sửa chữa, thay thế
• Dễ dàng vệ sinh sạch sẽ
• Khả năng chống mài mòn và trơn trượt tốt
• Đảm bảo khả năng chống cháy, chịu lửa và giữ nhiệt hiệu quả
Xem thêm: Một số tiêu chuẩn phòng sạch cơ bản
Các loại sàn phòng sạch phổ biến hiện nay
Nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe và ngày càng cao của phòng sạch, rất nhiều loại phòng sạch ra đời. Theo đó có 4 loại phòng sạch được sử dụng phổ biến hiện nay
Loại 1: Sàn nâng kỹ thuật
Đầu tiên phải kể đến loại sàn nâng kỹ thuật. Loại sàn này gồm các tấm sàn có kích thước tiêu chuẩn được đặt trên hệ chân đỡ bằng kim loại, nó được bố trí nằm trên bề mặt sàn bê tông. Loại sàn này có công dụng che ống dẫn, hệ thống dây và kỹ thuật ngầm giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các hóa chất độc hại, côn trùng hoặc điều kiện không mấy thuận lợi.
Điểm nổi bật của loại sàn này chính là khả năng giảm tiếng ồn và tiếng rung trong những môi trường không thuận lợi (âm thanh thiết bị vận hành quá lớn hoặc lượng người quá đông). Bên cạnh đó, với loại sàn nâng bạn hoàn toàn yên tâm khi làm việc vì chúng không dẫn điện, không dẫn lửa, khô ráo và sạch sẽ. Sự đa dạng về phong cách thiết kế, độ cao cùng khả năng linh hoạt trong điều chỉnh nội thất cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến loại mặt sàn này được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay.
Loại 2: Sàn Vinyl
Sàn Vinyl thường xuất hiện trong nhiều các công trình phòng sạch, bệnh viện, phòng mổ, phòng chế biến thực phẩm, phòng dược… Thực chất loại sàn này được sản xuất từ nhựa PVC – nhựa dẻo tổng hợp có gốc Vinyl.
Xét về ưu điểm, sàn Vinyl sở hữu một loạt điểm ấn tượng về độ dẻo và độ bền cao cùng khả năng chống trầy xước hiệu quả. Với sàn Vinyl bạn không cần lo lắng các vấn đề nấm mốc, hóa chất hay trơn trượt. Sàn Vinyl có khả năng kháng khuẩn tốt, rất khó bị gãy nứt do địa chấn. Cùng với đó là khả năng tĩnh điện, dễ bảo dưỡng và lau chùi, vệ sinh. So với gạch, chất liệu Vinyl có chi phí ban đầu khá thấp giúp các nhà đầu tư thoát khỏi áp lực chi phí ban đầu cho mỗi công trình.
Loại 3: Sàn sơn Epoxy
Tương tự như loại sàn Vinyl, sàn sơn Epoxy cũng được sử dụng phổ biến trong các thiết kế phòng sạch, phòng thí nghiệm, dược phẩm, phòng công nghiệp. Sở dĩ như vậy là do loại sàn này có khả năng chịu được hóa chất tẩy rửa tốt. Riêng sơn Epoxy cũng được phân làm 2 loại là Epoxy loại thường và Epoxy tĩnh điện. Sàn phòng sạch sơn Epoxy có khả năng chịu hóa chất tẩy rửa cực tốt kèm với đó là khả năng chống nấm mốc, chống nhiễm khuẩn chéo, chống bám bụi và trơn trượt tốt. Cơ chế chống thấm hai chiều (chống hóa chất trên bề mặt xuống lòng đất và hơi ẩm từ lòng đất ngược lên), chống thấm nước cực tốt.
Loại 4: Sàn Vinyl kết hợp với sàn nâng
Sự kết hợp giữa loại sàn Vinyl cùng với sàn nâng giúp phát huy tối đa những ưu điểm sẵn có của cả 2 loại. Bên cạnh đó giúp khắc phục nhược điểm của từng loại mang đến hiệu quả tốt nhất. Cụ thể: nếu như nhược điểm của sàn nâng là tính kháng khuẩn không cao thì sàn Vinyl lại mang đến sự yên tâm tuyệt đối về khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc cực tốt. Ngược lại, nhược điểm của sàn Vinyl là không tận dụng được không gian ngầm thì sàn nâng lại giải quyết rất tốt điều đó. Đây cũng là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
Đặc điểm của sàn phòng sạch
Trước khi đi vào chi tiết từng loại sàn phòng sạch, cùng tìm hiểu xem sàn phòng sạch là gì? có điểm gì khác so với sàn thông thường. Sàn phòng sạch là một mặt phẳng nằm ngang, được xây dựng trên nền đất, chúng thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Về cơ bản, sàn phòng sạch không quá khác so với sàn nhà, đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với chân người đi lại, bàn ghế, các thiết bị, chân xe đẩy. Do lượng tiếp xúc khá lớn mỗi ngày nên bề mặt sàn là nơi phát sinh nhiều vi khuẩn, ô nhiễm nhất. Nhằm đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của phòng sạch, sàn không chỉ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thông thường của một bề mặt sàn cần có như: độ bằng phẳng, độ ma sát, chống ẩm… bên cạnh đó còn có khả năng diệt khuẩn, tự làm sạch, chống bám bụi…
Trước khi đi vào hoạt động, không chỉ mặt sàn mà tất cả các thiết bị trong phòng sạch đều phải thông qua các bước kiểm tra về độ sạch theo tiêu chuẩn chặt chẽ.